1. Tổng quan về sàn gỗ
1.1 Khái niệm sàn gỗ
Sàn gỗ là tên gọi chung chỉ một loại ván làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp có kích thước quy chuẩn, được chế tạo nhằm mục đích làm vật liệu lát sàn. Cùng với gạch lát, đá, sàn nhựa… thì sàn gỗ hiện là một trong những loại vật liệu lát sàn phổ biến nhất trong kiến trúc xây dựng hiện đại.
1.2 Nguồn gốc xuất xứ
Vào năm 1683, sàn gỗ được sử dụng lần đầu tiên tại Cung điện Versailles (Pháp) với vai trò là một vật liệu trang trí. Tại thế kỷ 17, chỉ những người giàu có nhất mới có thể mua sàn gỗ vì chúng được làm thủ công hoàn toàn từ gỗ tự nhiên và rất đắt tiền.
Trải qua một thời gian dài nghiên cứ và phát triển, sàn gỗ công nghiệp được phát minh vào năm 1977 với mục đích cải thiện những nhược điểm về độ bền và giá cả của sàn gỗ tự nhiên. Một công ty của Thụy Điển tên là Perstorp đã làm phần bề mặt sàn gỗ từ năm 1923, sau đó mang sản phẩm của mình tới châu u vào năm 1984, và tới Hoa Kỳ vào năm 1994.
Sàn gỗ công nghiệp ban đầu được dùng keo để dán xuống mặt sàn, sau đó công ty Välinge Aluminium (nay là Välinge Innovation) đã phát minh ra sàn gỗ công nghiệp không dùng keo mà sử dụng hèm khóa vào năm 1996. Sau đó công ty này đã bán sản phẩm ra thị trường dưới tên gọi Alloc và Fiboloc. Cùng thời kỳ này, một công ty tên là Unilin của Bỉ cũng đã phát minh ra công nghệ hèm khóa này.
Trở về thời hiện tại, mọi loại sàn gỗ công nghiệp sử dụng hèm khóa đều cần có chứng nhận về công nghệ hèm khóa để có thể lưu thông trên thị trường.
2. Cấu tạo, phân loại và ưu nhược điểm của sàn gỗ
Dựa vào cấu tạo và công nghệ sản xuất thì người ta chia sàn gỗ ra làm ba loại, hiện nay cả ba loại sàn gỗ này đều được biết đến rộng rãi và phổ biến trên thị trường vật liệu lát sàn
2.1. Sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp là loại sàn gỗ được làm từ phần cốt ván gỗ công nghiệp, sau đó phủ thêm lớp giấy trang trí nhúng keo melamine và được ép dưới áp suất, nhiệt độ nhất định. Lớp keo này sau đó hóa trơ thành một lớp bảo vệ cứng và trong suốt, giúp tấm ván có độ bền, chống trầy xước, chống ẩm…
Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp thường có cấu tạo gồm bốn lớp, tùy phân khúc giá và nhà sản xuất thì số lớp có thể tăng hoặc giảm:
Lớp trên cùng – lớp bảo vệ Oxit nhôm (Overlay) là lớp tạo thành từ bột nhôm oxit, giúp tăng khả năng chống mài mòn và bảo vệ bề mặt tấm ván khỏi các tác động bên ngoài.
Lớp giấy trang trí nhúng keo melamine (Decorative Paper) là lớp quyết định vân trang trí của tấm ván, có thể là vân gỗ óc chó, hay teak, vân đá…
Lớp cốt HDF (High Density Fiberboard – ván gỗ sợi ép mật độ cao) (Core Board) là loại gỗ công nghiệp cao cấp nhất hiện nay và có nhiều ưu điểm nhất, trong đó có tính năng chống thấm và độ bền cao tạo nên kết cấu vững chắc cho phần cốt của tấm ván.
Lớp đế dưới cùng (lớp Backer) được làm từ vật liệu polyme tổng hợp hoặc giấy melamine mỏng và có tác dụng chống hơi ẩm thẩm thấu từ phía dưới và cân bằng cho tấm ván sàn.
Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp:
Sàn gỗ công nghiệp thường có độ bền, chống chịu lực, chịu ẩm và chống trầy xước rất cao.
Do công nghệ sản xuất làm theo dây chuyền khép kín hiện đại và sản lượng lớn, cũng như nguyên vật liệu sẵn có, không yêu cầu khắt khe, sàn gỗ công nghiệp thường có mức giá hợp lý, “dễ chịu” với đa số người tiêu dùng.
Lớp bề mặt trang trí của sàn gỗ công nghiệp rất đa dạng về hoạ tiết và thiết kế. Một số nhà sản xuất lớn còn có các bộ sưu tập họa tiết thiết kế theo xu hướng thế giới, theo mùa.
Nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp:
Lớp bề mặt trang trí của sàn gỗ công nghiệp tuy đa dạng nhưng vẫn là nhân tạo, do đó sẽ không có tính độc đáo cao như sàn gỗ tự nhiên
Một số loại sàn gỗ công nghiệp chất lượng kém được bán trà trộn ra thị trường thường có chất lượng thấp.
2.2 Sàn gỗ tự nhiên
Cấu tạo: Là ứng dụng đầu tiên của gỗ để làm vật liệu lát sàn, sàn gỗ tự nhiên là loại sàn gỗ có thành phần 99% là từ gỗ tự nhiên, 1% còn lại là lớp bảo vệ làm tự sơn UV, sơn PU… Loại gỗ dùng để làm sàn gỗ tự nhiên thường là các loại gỗ quý và tốt như Căm xe, Hương, Sồi…
Ưu điểm của sàn gỗ tự nhiên:
Như đã thông tin ở phần cấu tạo, thì sàn gỗ tự nhiên thường được làm từ gỗ quý, và phải là tấm gỗ thịt lâu năm thì mới có thể xẻ thành tấm ván kích thước tiêu chuẩn. Do đó, sàn gỗ tự nhiên luôn có sự thu hút đặc biệt về độ độc đáo, vân gỗ không bao giờ trùng lặp. Chính bởi sự độc đáo này mà sàn gỗ tự nhiên luôn có tính thẩm mỹ cao, nâng tầm đẳng cấp cho không gian sử dụng.
Nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên:
Do được bảo vệ bằng một lớp sơn khá “mỏng manh” nên sàn gỗ tự nhiên thường không có độ bền cao, dễ dàng bị “tấn công” bởi mối mọt, ẩm mốc, cong vênh vì gỗ tự nhiên, đặc biệt là gỗ quý chưa qua các quá trình xử lý công nghiệp nên rất dễ xảy ra các hiện tượng trên.
Giá sàn gỗ tự nhiên thường từ cao đến rất cao, quy trình bảo dưỡng cũng khá tốn kém và thường xuyên.
Bên cạnh đó, với vấn đề môi trường đang nóng bỏng như hiện nay thì sàn gỗ tự nhiên không còn được ưa chuộng nhiều như trước, bởi việc khai thác gỗ tự nhiên rất đáng bị lên án.
2.3 Sàn gỗ engineer
Sàn gỗ Engineer (sàn gỗ kỹ thuật) là một loại sàn gỗ được làm từ các lớp gỗ tự nhiên ghép lại với nhau (ván plywood – ván dán). Vừa đem đặc điểm độc đáo của gỗ tự nhiên mà lại có sự cải tiến về độ bền và công nghệ sản xuất.
Cấu tạo sàn gỗ Engineer
Sàn gỗ Engineer có cấu tạo gồm hai lớp là lớp bề mặt và lớp đáy:
Lớp bề mặt là một lớp veneer gỗ tự nhiên dày từ 2 – 5mm, phủ thêm 1 lớp sơn UV hoặc PU để gia tăng độ bền và chống nước. Gần đây, để gia tăng độ bền cho bề mặt ván và tiết kiệm chi phí thì một số nhà sản xuất sử dụng lớp bề mặt là HDF mỏng 1 – 3mm phủ melamine cho sàn gỗ Engineer.
Lớp đáy làm từ ván plywood (ván dán) gồm các lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng, liên kết với nhau bởi chất kết dính là keo dán.
Ưu điểm của sàn gỗ Engineer:
Sàn gỗ Engineer mang đặc điểm họa tiết bề mặt độc đáo như sàn gỗ tự nhiên và bền hơn sàn gỗ tự nhiên.
Giá thấp hơn sàn gỗ tự nhiên.
Nhược điểm của sàn gỗ Engineer:
Tuy được cải tiến về cấu tạo để có thể tăng độ bền nhưng sàn gỗ Engineer vẫn có độ bền kém hơn và mức giá cao hơn sàn gỗ tự nhiên.
Một số loại sàn gỗ Engineer chất lượng kém còn không được chú trọng bảo vệ phần hèm khóa – dẫn đến phần này bị tiếp xúc hoàn toàn với các tác nhân môi trường như độ ẩm, nhiệt độ…
3. Quy cách của sàn gỗ (kích thước và độ dày)
Sàn gỗ công nghiệp thường được chia làm 3 loại là bản to, bản nhỡ và bản nhỏ.
Kích cỡ bản to và nhỏ thì thường được sử dụng phổ biến hơn. Độ dày sàn gỗ công nghiệp trong khoảng từ 7 – 14mm, kích thước thông dụng nhất là 8mm hoặc 12mm.
Loại bản nhỏ có kích thước chiều ngang từ 10 đến 13mm, chiều dài dưới 1m.
Loại bản lớn có kích thước chiều ngang lớn hơn 18mm, chiều dài trên 120cm.
Sàn gỗ tự nhiên thường có kích thước tiêu chuẩn là rộng 90mm, dài 450 – 600 – 750 – 900mm với độ dày 15mm.
Ngoài ra, khách hàng có thể đặt hàng loại sàn gỗ tự nhiên có kích thước 120x1200mm, độ dày 18cm nếu muốn kích cỡ thanh ván to hơn tiêu chuẩn. Kích thước và độ dày càng lớn thì giá sàn gỗ tự nhiên càng đắt tiền. Sàn gỗ tự nhiên kích thước lớn thường được sử dụng chủ yếu ở các biệt thự cao cấp, với tệp khách hàng thu nhập cao, đề cao tiêu chí thẩm mỹ, sang trọng của gỗ tự nhiên.
Sàn gỗ Engineer thường có độ dày từ 15mm, dài 90cm và bề rộng từ 90 đến 150cm.
4. Cách vệ sinh và bảo quản sàn gỗ
Sàn gỗ với nguyên liệu chính là gỗ – chất liệu rất dễ bị mốc ẩm, cong vênh nếu không có sự bảo trì và vệ sinh hợp lý. Chính vì vậy, để sàn luôn được bóng đẹp và phục vụ hết công năng trong suốt thời gian sử dụng, chúng tôi lưu ý một số phương pháp làm sạch và bảo quản như sau:
Hạn chế đi giày dép có phần đề cứng, nhọn lên bề mặt sàn gỗ, bạn có thể sử dụng dép đế mềm như nhựa, cao su, bông vải… làm dép đi trong nhà. Và lưu ý là phần đế dép không được bẩn, dính bùn đất, đá…
Có thể làm sạch sàn gỗ bằng chổi quét, chổi lau nhà và khăn lau mềm.
Không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để làm sạch sàn gỗ, các loại nước lau sàn thông dụng trên thị trường có thể sử dụng để lau sàn gỗ.
Hạn chế kéo lê đồ đạc trên bề mặt sàn gỗ, bạn có thể bọc phần chân bàn/ ghế bằng vải.
Hạn chế để vật nóng, có nhiệt độ cao lên mặt sàn gỗ.
Hạn chế để sàn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bạn nên lắp rèm cho cửa sổ.
5. MAVINA báo giá sàn gỗ công nghiệp
Hiện nay Mavina đang cung cấp đa dạng các loại sàn gỗ công nghiệp với nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào từng loại sàn, cấu tao cũng như kích thước:
5.1. Sàn gỗ Pago
Sàn Pago cốt xanh bản to 12mm : Giá 360.000 VNĐ/m2
Sàn Pago cốt xanh bản nhỏ 8mm: GIá 295.000 VNĐ/m2
Sàn Pago cốt trắng: Giá 299.000 VNĐ/m2
5.2. Sàn gỗ Savi
Sàn Savi 12mm bản ngắn: Giá 285.000 VNĐ/m2
Sàn Savi 12mm bản dài: Giá 285.000 VNĐ/m2
Sàn Savi 8mm: Giá 220.000 VNĐ/m2
5.3. Sàn gỗ Redsun
Sàn Redsun R8: Giá 220.000 VNĐ/m2
Sàn Redsun R9: Giá 210.000 VNĐ/m2
Bản quyền thuộc về Công ty Mavina