Ván HDF là gì? Cùng tìm hiểu về ván HDF, ưu nhược điểm cũng như ứng dụng và những điều cần biết về loại vật liệu này để có thể tìm được loại vật liệu phù hợp với căn nhà bạn. Xem chi tiết

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

1. Ván HDF là gì? Tổng quan về ván HDF

1.1 Khái niệm ván HDF

Ván HDF (gỗ công nghiệp HDF) tên đầy đủ là High Density Fiberboard – Gỗ ván sợi mật độ cao là một loại vật liệu nội thất được ưa chuộng phổ biến trong nội thất nhà ở hiện nay.

Sở dĩ loại gỗ này mang tên gọi như vậy vì cấu tạo của nó gồm các sợi bột gỗ được trộn chất kết dính sau đó ép nén dưới áp suất và nhiệt độ cao. Loại gỗ công nghiệp này có mật độ gỗ dày đặc, bịt kín các khoảng hở nên có ưu điểm chống ẩm, mối mọt rất tốt và độ bền cao.

Ván HDF
Ván HDF

Nguyên liệu làm ván HDF được lấy từ các thân cây gỗ mềm, chủ yếu là bạch đàn, thông, sồi… Thành phần ván HDF gồm 80 – 85% là gỗ, còn lại là nước, chất kết dính và phụ gia.

Cốt ván HDF sử dụng chất kết dính là keo UF (Urea Formaldehyde), đối với môi trường độ ẩm cao, nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic và Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) được thêm vào keo UF để tạo ra thành phẩm là ván HDF chống ẩm.

1.2 Tính chất vật lý của ván HDF

Ván HDF có tỷ trọng gỗ trung bình từ 800 – 1040kg/m3. Tỷ trọng gỗ cao nên ván HDF thành phẩm có khối lượng gỗ nặng, độ cứng cao.

Ván HDF vẫn có màu đặc trưng của gỗ là màu nâu, vàng, đỏ đậm…Bên cạnh đó các nhà sản xuất có thể cho thêm chất chỉ thị màu để phân loại thành các loại ván HDF khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng. Cốt ván màu xanh là ván HDF chống ẩm, cốt ván màu đỏ là ván HDF chống cháy.

Ván HDF có kích thước thông dụng là 1220 x 2440mm, 2000 x 2440mm, độ dày từ 6 – 24 mm. Phù hợp để sử dụng cho nhiều mục đích kiến trúc khác nhau.

2. Quy trình sản xuất ván HDF

Chuẩn bị nguyên liệu thô: Nguyên liệu thô dùng để sản xuất ván HDF là nguyên liệu gỗ tự nhiên được cắt khúc, bóc vỏ để chuẩn bị sản xuất.

Bước 1: Chế tạo dăm gỗ

Sau khi bóc vỏ, các khúc gỗ tròn sẽ được nghiền, băm thành các dăm gỗ nhỏ. Dăm gỗ được đổ vào các phễu chứa, sau đó được sàng lọc và làm sạch.

Bước 2: Chế tạo sợi gỗ

Dăm gỗ sau khi được làm sạch sẽ được hầm áp suất trong khoảng vài phút. Sau khi mềm ra, dăm gỗ được nghiền bằng máy nghiền đĩa có 1 đĩa tĩnh và 1 đĩa quay tốc độ cao.

Bước 3: Tẩm keo và các chất phụ gia

Sau khi nghiền, các sợi gỗ rời hoặc xơ gỗ được phủ keo thông qua một đường ống dẫn, qua đó các xơ gỗ được thổi ở tốc độ cao.

Chất kết dính được sử dụng là keo urea formaldehyde (UF) hoặc keo melamine urea formaldehyde (MUF) giúp tấm ván thành phẩm có khả năng chống ẩm cao.

Bước 4: Tạo hình

Ở công đoạn này ván gỗ, xơ gỗ được trải trên một băng chuyền, không khí bên dưới được hút ra, như vậy xơ gỗ được tãi đều và tạo thành một lớp hoặc thảm bột.

Thảm xơ gỗ này có chiều dày gấp nhiều lần (từ 2 lần đến 30 lần) so với chiều dày của ván thành phẩm.

Bước 5: Ép ván

Công đoạn ép ván HDF được thực hiện theo hai bước. Đầu tiên, thảm xơ được đưa qua máy ép, làm giảm độ dày và tạo độ ổn định cho ván. Sau đó, các cạnh được cắt biên và ván được đưa vào máy ép chính.

Cuối công đoạn, tấm ván được cắt đúng chiều dài và được đưa qua giàn quay làm mát ván, sau đó ván được xếp lên kiện và để phẳng trong khoảng 24h để ván ổn định.

Bước 6: Hoàn thiện

Sau khi ép, ván được lưu trữ trong kho bảo quản để đảm bảo tính ổn định hoàn toàn. Trước khi được lưu kho để xuất hàng, ván được cắt đúng kích cỡ yêu cầu và đóng gói theo tiêu chuẩn.

3. Ưu và nhược điểm của ván HDF

3.1 Ưu điểm

  • Giống như ván dăm PB, ván MDF thì nguyên liệu sản xuất ván HDF cũng được khai thác tại các khu rừng trồng ngắn ngày và được khai thác luân phiên trong khoảng thời gian nhất định.
  • Việc khai thác như vậy giúp bảo vệ tài nguyên rừng tự nhiên và vẫn đảm bảo cung cầu nguyên vật liệu trong nước cũng như xuất khẩu.
  • Là loại gỗ công nghiệp có tỉ trọng cao nhất hiện nay, ván HDF đem lại ưu điểm lớn về độ bền, khả năng chống ẩm, chống mối mọt. Ván HDF có thể có tuổi thọ lên tới hơn 15 năm trong điều kiện sử dụng thông thường.
  • Ván HDF có khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt, chịu được tải trọng lớn. Phù hợp để làm những vật dụng có yêu cầu về độ dày như mặt bàn, mặt tủ, giá kệ, giường…
  • Ván HDF có cấu tạo bề mặt dày và đồng nhất, khi gia công cắt cạnh không bị sứt mẻ. Kích thước bề mặt gỗ công nghiệp nói chung rộng hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên, tiện dụng cho việc thiết kế và thi công mà không phải chắp nối.
  • Ván HDF ít bị ảnh hưởng khi gặp các tác động về môi trường (nhiệt độ, thời tiết nồm ẩm) hay tác động vật lý (trầy xước, va đập).
  • Bề mặt gỗ HDF phẳng, mịn được phủ giấy melamine, laminate, acrylic, veneer… không những mang lại màu sắc phong phú, phù hợp nhiều phong cách nội thất khác nhau, mà còn chống trầy xước, bong tróc trong quá trình sử dụng.
  • Ván HDF có ứng dụng rất đa dạng, từ làm nội thất, ngoại thất, tấm ốp tường, hay sàn gỗ.

3.2 Nhược điểm

  • Bên cạnh ưu điểm, ván HDF cũng có vài hạn chế có thể kể đến như sau:
  • Cốt ván HDF có tỷ trọng gỗ cao, khối lượng gỗ khá lớn nên chi phí cao.
  • Do cốt ván HDF được ép từ các sợi gỗ, bột gỗ nên chỉ có thể dùng công nghệ CNC để tạo ra hoa văn trang trí và sơn phủ bề mặt.
  • Ván HDF có hàm lượng formaldehyde nhất định trong chất kết dính, nếu nồng độ cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, vì vậy khách hàng cần chọn cho mình nhà cung cấp uy tín, đáng tin cậy. Tránh mua phải hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Ván HDF có thường có mức giá từ trung đến cao, phù hợp với người tiêu dùng không đề cao yếu tố giá cả trong quyết định tiêu dùng.

4. Ứng dụng ván HDF trong các không gian nội thất

4.1 Thiết kế nội thất nhà ở

Xu hướng sử dụng ván HDF được ưa chuộng mạnh mẽ trong thời gian gần đây bởi các ưu điểm nổi bật như chống ẩm, mối mọt tốt và khả năng chịu lực va đập mạnh mẽ.

Đồ nội thất ứng dụng từ ván HDF thất gồm cửa ra vào, bàn ghế, tủ quần áo, tủ bếp, kệ đựng tivi… được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn.

Ứng dụng ván HDF trong nội thất
Ứng dụng ván HDF trong nội thất

Ngoài nguyên liệu 85% là sợi gỗ và bột gỗ, chất kết dính, cốt ván HDF được ép dưới áp suất và nhiệt độ cao, gia tăng tối đa khả năng chịu lực va đập. Đây là điểm cộng rất lớn của ván HDF so với các loại ván khác.

Tại những khu vực dễ tiếp xúc với nước hay lửa như phòng tắm, phòng bếp, tủ bếp, cửa thông phòng… có thể chọn cốt ván xanh chống ẩm hoặc cốt ván đỏ chống cháy.

Bên cạnh ứng dụng chế tác đồ nội thất, người ta còn sử dụng ván HDF để làm sàn gỗ với độ dày từ 8 – 15mm.

Khác với nền nhà bằng gạch hay tấm ván nhựa mang tới cảm giác lạnh lẽo, sàn gỗ luôn chiếm được cảm tình của người mua hàng bởi có thể mang lại cảm giác ấm áp cho ngôi nhà, độ êm của bàn chân khi di chuyển, nhất là đối với các gia đình có con nhỏ.

4.2 Thiết kế nội thất văn phòng

Ván HDF có thể ứng dụng làm bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ, tủ đứng hay vách ngăn…cho nội thất văn phòng.

Ván HDF có khả năng chống mối mọt, cách âm tốt, đồ bền cao, khi ứng dụng làm nội thất văn phòng có thể dùng làm vách ngăn cách âm, hay các vật dụng nội thất khác thì có độ bền cao, sử dụng được lâu dài.

Ván HDF có thể dùng để làm những vật dụng nội thất có phong cách đa dạng tùy theo bề mặt trang trí. Đem lại tính thanh lịch, gọn gàng, lịch sự cho văn phòng, nổi bật lên đẳng cấp của công ty, thương hiệu kinh doanh.

4.3 Thiết kế nội thất cửa hàng, khách sạn

Sử dụng gỗ công nghiệp làm nội thất, sàn gỗ đang là xu hướng chung trên toàn thế giới. Những khu vực như tiền sảnh, đại sảnh, mặt sàn… rất thích hợp để sử dụng ván HDF.

Đặc biệt tại những nơi như nhà hàng, cửa hàng, khách sạn phải đón nhiều khách du lịch mỗi ngày với mật độ người qua lại lớn, tần suất sử dụng nhiều thì độ bền của ván HDF hoàn toàn có thể đáp ứng.

Lựa chọn ván HDF làm cho tính thẩm mỹ của không gian kiến trúc được nâng cấp đáng kể. Mặt khác, gỗ HDF có bề mặt trang trí đa dạng mới lạ từ vân gỗ tự nhiên, vân đá, vân xi măng, giả da… Sử dụng nội thất cùng một concept sẽ giúp không gian thêm sang trọng, đẳng cấp hơn.

4.4 Thiết kế nội thất trường học, thư viện

Trong trường học cần những không gian gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ để học sinh có thể tập trung tốt nhất cho việc học tập.

Chính vì vậy, nội thất trường học sử dụng ván HDF có thể đáp ứng được yêu cầu này.

Hơn nữa, sử dụng ván gỗ HDF cho khu vực thư viện có thể mang lại cảm giác lịch sự, bề mặt dễ vệ sinh.

4.5 Thiết kế ngoại thất

Ván HDF rất phù hợp để sử dụng cho công trình ngoại thất, đặc biệt là khả năng chống ẩm, chống mối mọt và chống thấm nước toàn diện.

Đặc biệt là với đặc thù các công trình ngoại thất phải tiếp xúc trực tiếp với điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở nước ta, vật liệu bạn sử dụng cần có tính chống ẩm, chống nước tốt.

5. Một số lưu ý khi lựa chọn ván HDF

Hiện tại, ván HDF được sản xuất nhiều kích thước và độ dày khác nhau (từ 6 – 24 mm), tùy vào mục đích khác nhau, vì vậy bạn nên chọn kích thước ván HDF phù hợp với công năng sử dụng mong muốn.

Đối với các khu vực tiếp xúc trực tiếp với nước, nơi có độ ẩm cao như phòng tắm, ban công, hồ bơi, bạn nên sử dụng gỗ HDF chống ẩm (cốt ván xanh). Ván HDF cốt xanh giúp hạn chế độ ẩm, nước xâm nhập vào lớp cốt ván, gây phồng rộp, cong vênh và tăng cường tuổi thọ cho tấm ván.

Đối với khu vực tiếp xúc gần với lửa, mức nhiệt cao như khu vực tủ bếp, ban công… Bạn nên dùng ván HDF chống cháy (cốt ván đỏ).

Khi mua ván HDF, bạn nên chú ý các thông số được đề trên bao bì sản phẩm, lựa chọn nhà cung cấp uy tín để mua được sản phẩm tốt.

Ván HDF chất lượng kém thường sử dụng nguyên liệu chất lượng thấp, ví dụ như sử dụng keo giá rẻ, việc này sẽ làm tấm ván có nồng độ phát thải khí formaldehyde vượt ngưỡng an toàn, gây hại cho sức khỏe người dùng.

6. Địa chỉ mua ván HDF uy tín trên toàn quốc

Trong ngành sản xuất ván nội thất làm từ ván HDF và sàn gỗ công nghiệp HDF có khá nhiều thương hiệu lớn cùng với sản lượng lên tới hàng triệu m2 bán ra mỗi năm.

Trong đó, thương hiệu Mavina đã khẳng định được tên tuổi trên thị trường vật liệu nội thất nói chung và ván HDF, trở thành nhà cung cấp và thi công sàn gỗ, ván nội thất uy tín cho các công trình dự án.

Hiện tại, Mavina có quy trình máy móc hiện đại khép kín, nhập khẩu dây chuyền sản xuất từ tập đoàn Homag – CHLB Đức nhằm tăng thêm sản lượng để đáp ứng những đơn đặt hàng ngày một nhiều hơn.

Trong đó, ván HDF chiếm phần lớn sản lượng sản xuất ra vì những ưu điểm vượt trội như độ bền cơ lý và tuổi thọ được đánh giá cao, khả năng chống mối mọt, chống ẩm tốt và hơn hẳn các dòng ván thông thường khác.

Thông qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc kiến thức cần thiết để hiểu rõ hơn về ván HDF. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn chọn mua được loại ván phù hợp với căn nhà của mình!

Bản quyền thuộc về Công ty Mavina

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay